Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy của một nhân viên bảo vệ

  1. Ngày đăng: 12-10-2020
  2. Lượt xem: 683
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn

Công ty Bảo vệ Sài Gòn 24h đã tố chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho nhân viên bảo vệ

Hiểu biết được cách phòng cháy chửa cháy là  điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp chung ta có thể bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính minh và mọi người xung quanh.

Để năng cao ý thức và sự hiểu biết của người dân trong việc PCCC. Công ty Sài Gòn 24h đã ra quân và phối hợp với đội PCCC  tổ chức lớp huấn luyện và hướng dẫn mọi người về một số nghiệp vụ cơ bản cần biết trong việc phòng cháy chữa cháy.

Đối với nhân viên bảo vệ tại mục tiêu:

  • Đề cao cảnh giác, thật thà, trung thật và chấp hành nghiêm Nội quy, Quy định của đơn vị chủ quản và quy định công ty bảo vệ
  • Thực hiện nghiêm chỉnh tác phong và thái độ nghiêm túc trong công việc.
  • Nhân viên không được rời bỏ ví trí đi ra khỏi khu vực bảo vệ của mình.
  • Nhân viên tuần tra không được thụ động, thường xuyên tuần tra rà soát trong phạm vi vị trí đảm nhiệm.
  • Không được thông đồng, móc nối với các đối tượng khác để tổ chức lấy cắp hay đưa bất cứ đồ vật gì ra ngoài mục tiêu.
  • Phải tổ chức bàn giao chặt chẽ toàn bộ tình hình công tác bảo vệ và các vấn đề liên quan đến ca trực của mình cho ca sau nắm rõ tiếp nhận, chỉ được phép đổi ca trực của mình sau khi ca sau đến tiếp nhận và không có vấn đề gì xảy ra.
 

 

Công tác PCCC tại mục tiêu:

  • Phòng ngừa cháy nổ: Những hoạt động trong chương trình an toàn chống hỏa hoạn được thực hiện từ trước khi có đám cháy bao gồm phát hiện, xử lý đám cháy, lập kế hoạch kiểm soát, khống chế đám cháy, giáo dục đào tạo cán bộ công nhân viên, thiết kế, thiết lập các chỉ số kỹ thuật, thử thiết bị, thực tập và liên hệ với tổ chức phòng chống cháy.
  • Phát hiện đám cháy: khi có hoả hoạn, thiết bị báo cháy gửi tín hiệu khẩn cấp trực tiếp đến trung tâm báo cháy đồng thời cũng cảnh báo tới các nhân sự trong toà nhà. Các đầu báo cháy sử dụng thiết bị cảm nhận để nhận biết sự thay đổi trong sự cấu thành của ngọn lửa: ngọn lửa, nhiệt độ, khói, và khí ga. Khi mà các điều kiện tiêu chuẩn ban đầu bị thay đổi thì thiết bị cảm nhận sẽ kích hoạt tín hiệu báo động.
  • Phương thức ngăn chặn: chặn nguồn gốc ngọn lửa, nếu điều này không thực hiện được thì cần thiết lập một khu vực an toàn tránh lửa. Năm khu vực cơ bản (xem như là đơn vị di tản) để ngăn chặn ngọn lửa: một căn phòng, một gian nhà, một tầng hoặc một toà nhà hoặc các lối ra, các khu vực được trang bị cửa chống cháy. Mỗi khu vực kể trên đều có được những đặc thù riêng để tránh ngọn lửa. Đối với Toà nhà cao tầng thì đơn vị di tản an toàn chính là các cầu thang thoát hiểm nằm trong toà nhà hoặc các khu vực có trang bị hệ thống cửa chống cháy.
  • Di tản tránh nạn: là công tác di tản khách thăm và cán bộ, cộng nhân viên trong Công ty. Điều luật an toàn tính mạng qui định phía Công ty phải đảm bảo các phương tiện cần thiết để thoát thân, trong trường hợp có sự cố khẩn cấp di tản lánh nạn là trách nhiệm của toàn bộ cán bộ công nhân viên tại công ty. Hình thức di tản phổ biến là hình thức di tản bộ phận.Theo nguyên tắc di tản đơn vị, kế hoạch trước tiên là di tản cán bộ, công nhân viên nơi xảy ra cháy tới khoang an toàn hoặc theo lối thoát hiểm của công ty ra ngoài.
  • Dập đám cháy: Hệ thống phun nước tự động là hình thức phổ biến nhất của thiết bị dập lửa tự động.
  • Bình cứu hoả cầm tay tại cơ sở hoặc công ty thường là loại CO2, bột khô hoặc halon có khối lượng là 8kg. Mỗi loại được đặt tại vị trí có đặc điểm phù hợp với công dụng của chúng.

Bài viết khác